tạp trí phụ nữ và gia đình

Quy trình cấy ghép implant đúng chuẩn

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Cấy ghép implant có đau không là mối quan tâm hàng đầu của những người có ý định cấy ghép implant. Để hiểu rõ được phương pháp cấy ghép implant này diễn ra như thế nào bạn hãy xem qua bài viết dưới đây.




1. Cấy ghép implant có đau không


Câu trả lời là có. Cấy ghép implant là một cuộc tiểu phẫu, có thể gây tê tại chỗ giúp giảm đau hoặc là gây tê tổng quát. Trong lúc tiến hành cấy ghép implant bạn sẽ không cảm thấy chút đau đớn nào nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng hoặc vài ngày đầu sau cấy ghép bạn sẽ cảm thấy hơi đau, khó chịu.

Trước khi cấy ghép implant bác sĩ sẽ lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng hay biến chứng sau khi cấy ghép.






Sau khi cấy ghép implant xong khi thuốc tê đã hết tác dụng bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu. Lúc này bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc giảm đau và giúp vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, cảm giác đau còn xuất hiện khi bác sĩ thực hiện tách nướu, khoan xương hàm và chèn trụ implant vào. 

2. Quy trình cấy ghép implant

Cấy ghép implant được coi là phương pháp tốt nhất và đem lại hiệu quả nhất trong việc phục hình răng đã mất. Không chỉ khôi phục chức năng ăn nhai của răng mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ, mà còn có tuổi thọ lâu dài, có thể lên tới hàng chục năm, cũng có thể là cả đời nếu như biết cách chăm sóc tốt.

Do đó mà quy trình cắm răng implant khá phức tạp và chỉ các bác sỹ có tay nghề cao và ở những phòng nha có đầy đủ máy móc kỹ thuật hiện đại mới có thể thực hiện. 

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát và tư vấn cho bạn về tình trạng sức khỏe răng miệng, nếu phát hiện có mắc bệnh gì thì bác sĩ sẽ xem xét có nên cấy ghép răng implant cho bạn hay không để đảm bảo an toàn cho bạn.

Bước 2: Chụp X-quang

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định chính xác cấu trúc xương hàm, vị trí răng bị mất và đưa ra chỉ định răng implant có kích thước, hình dạng như thế nào cho phù hợp.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, lấy cao răng để đảm bảo quy trình cấy ghép răng implant được thực hiện trong môi trường sạch khuẩn, an toàn.




Bước 4: Đặt trụ Implant

– Gây tê tại vị trí cấy ghép để bệnh nhân không có cảm giác đau khi thực hiện.

– Bóc tách niêm mạc, lộ phần xương hàm. Khoan nha khoa chuyên dụng sẽ được dùng để khoan sâu vào xương hàm theo đúng hình dáng, kích thước của trụ implant được chọn trước đó.

– Đặt trụ implant vào vị trí lỗ đã khoan và khâu lại niêm mạc.

– Sau đó, bệnh nhân sẽ được giữ lại để theo dõi kiểm tra trong vài tiếng sau khi thực hiện và có thể về nhà ngay trong ngày. Bác sỹ sẽ hẹn tái khám sau 1 tuần để thăm khám và cắt chỉ.

Sau khi đặt trụ implant, xương hàm và trụ implant cần có thời gian để tích hợp. Khoảng 1-3 tháng, hoặc tùy người sẽ khoảng 3-6 tháng sau, bác sĩ sẽ kiểm tra và thực hiện gắn khớp nối và mão răng sứ vĩnh viễn để tạo hình cho răng giống như răng thật.

Bước 5: Tái khám

Bác sĩ tư vấn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám để theo dõi tình trạng của việc cấy ghép răng implant. Khoảng 6 tháng/lần sau khi cấy ghép, bạn cũng nên chủ động tới kiểm tra sức khỏe răng miệng để kiểm tra răng implant cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.

3. Cách giảm đau nhức sau khi cấy ghép implant như thế nào




  • Ngày đầu sau phẫu thuật, tại vị trí cấy ghép sẽ bị sưng và đau. Để giảm đau bạn hãy dùng một túi nước đá chườm vào vùng môi, má bị sưng tương ứng với vị trí cấy ghép implant. Những ngày sau hãy chườm túi ấm để giảm sưng và tan máu tụ.
  • Sau khi cấy ghép implant, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
  • Trong trường hợp nếu chỗ cấy ghép implant bị sưng, chảy máu nhiều, nhiễm trùng trong thời gian dài bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa để được các bác sĩ khám và kiểm tra lại.
  • Không nên ăn thức ăn quá cứng, dai, nóng hoặc lạnh để tránh gây kích ứng lên răng cấy ghép và cố gắng tránh nhai lên vùng răng cấy ghép implant.


Tags:
, , , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn