tạp trí phụ nữ và gia đình

Những điều cần biết về bệnh sâu răng ở trẻ em.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Không phải không có lý do mà bệnh sâu răng ở trẻ em chiếm tỉ lệ vô cùng cao. Trên thực tế thì các bậc phụ huynh lại chưa quan tâm đúng mực đến việc chăm sóc răng miệng cho bé, sâu răng ở trẻ nhỏ chớ nên coi thường bởi nó có thể là nguyên nhân làm răng sữa mất sớm, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và mọc răng vĩnh viễn sau này. 


Tại sao tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở trẻ em lại cao?

Bệnh sâu răng là bệnh gây ra khi mô răng bị phá hủy bởi quá trình hòa tan chất vô cơ và phân hủy bởi quá trình hòa tan chất vô cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết của men và các ngà răng tạo thành các lỗ thủng gọi là sâu răng.
Để quá trình này xảy ra, trước đó cần có sự sản sinh acid của quá trình chuyển hóa đường và tinh bột của các chất polyore, enzyme mà vi khuẩn sản sinh. Bởi vậy, sâu răng chỉ xuất hiện khi hội tụ đầy đủ 4 nguyên nhân sau: thức ăn- vi khuẩn-cách chải răng không đảm bảo và độ cứng chắc của nền răng không tốt.


Ở trẻ, việc có thể đảm bảo cho răng miệng luôn sạch, không có vi khuẩn, không có mảng bám thực phẩm là điều rất khó vì trẻ thường ăn vặt và còn phải ăn nhiều bữa để có đủ dinh dưỡng. Nan giải là ở chỗ, trẻ còn nhỏ không thể tự vệ sinh răng miệng một cách triệt để được. Vì thế mà cơ hội để phản ứng vi khuẩn gặp đường, tinh bột tạo ra acid bào mòn răng càng dễ dàng và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, men răng của trẻ thường yếu hơn, dễ bị tấn công và bào mòn bởi các acid hơn so với người trưởng thành, đặc biệt trẻ em còn răng sữa.
Một căn nguyên khác khiến cho bệnh sâu răng ở trẻ em trở nên phổ biến, nhất là trẻ chưa thay răng là do sự chủ quan của cha me. Vì nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không cần phải quá quan tâm chăm sóc, nên ngay cả khi bị sâu răng cũng không cho trẻ đi điều trị sâu răng.

Điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ răng sâu của răng nghiền phía trước vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu ,áp dụng cho mọi lỗ răng sâu, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn và lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn răng sâu và sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng..

Có thể phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ được không?


Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em hiệu quả bằng cách kết hợp đồng thời các biện pháp sau:
 - Có chế độ ăn hợp lý cho trẻ vê loại thực phẩm và số bữa ăn trong ngày.
 - Giúp bé thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ sau các bữa ăn.
 - Cung cấp cho bé những kiến thức dễ hiểu về vấn đề chăm sóc răng miệng, ăn uống để bé ý thức sớm về bệnh sâu răng.
 - Tập cho bé thói quen với bác sĩ răng miệng bằng cách cho bé đi khám định kỳ để chăm sóc răng nướu và lấy cao răng. Khi bé được làm sạch răng và chăm sóc nướu đầy đủ thì chắc chắn sẽ ngừa được bệnh sâu răng hoàn toàn.

Tags:
, ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn