tạp trí phụ nữ và gia đình

Cấy ghép Implant là gì? Có đau không?

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Khi bạn bị mất răng nếu không khắc phục ngay thì lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng khác như: tiêu xương, tụt nướu, răng bị xô lệch,… gây ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt, phát âm và tính thẩm mỹ của hàm răng. Lúc này cấy ghép implant là phương pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này.


Đặt implant là gì? Đó chính là giải pháp tối ưu cho tình trạng bị mất cả chân răng. Trụ implant có chức năng thay thế cho chân răng bị mất giúp phục hình lại chiếc răng vững chắc, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

1. Implant là gì?

Implant là phương pháp nhằm mục đích thay thế những chân răng đã nhổ để tạo thành một lớp nền vững chắc cho việc tạo răng giả, có chức năng nâng đỡ cho cầu răng hay mão răng. Sau khi trụ Implant đã được gắn và tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục gắn vào trụ này cầu răng hay răng giả.

2. Khi nào cần đặt Implant?

Đặt implant được áp dụng cho các trường hợp mất răng mất cả chân răng. Một số trường hợp có thể kể đến như:

- Mới nhổ răng, cần phục hình ngay chân răng để tránh tình trạng tiêu xương hàm.

- Răng mất do tai nạn, va đập, di chuyển răng, mất răng do tuổi tác.

- Khi cần trụ để gắn hàm giả cố định.

3. Qúa trình đặt Implant

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng

Bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ tình trạng răng miệng từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho từng khách hàng. Trong đó, bao gồm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Chụp phim kiểm tra cấu trúc xương

Việc chụp phim X quang giúp bác sĩ thấy được cụ thể cấu trúc xương hàm và hệ thống dây thần kinh. Nhờ vào các thông tin thu nhập được bác sĩ sẽ biết được xương hàm của bạn có đủ kích thước và độ vững chắc để cấy ghép răng implant hay không và nên sử dụng loại trụ nào cho phù hợp.

Bước 3: Gỉa định trồng răng Implant trên phần mềm 3D

Các dữ liệu thu thập được tại bước 2 sẽ được đưa vào phần mềm Simplant nhằm mô phỏng vị trí cấy ghép răng implant trong không gian 3 chiều. Thông qua phần mềm này bạn sẽ thấy được quá trình cấy ghép diễn ra như thế nào? Từ đó, thống nhất với bác sĩ phác đồ điều trị để có được kết quả phục hình tốt nhất.



Bước 4: Cấy ghép Implant

Bác sĩ sẽ thực hiện tách nướu, sau đó khoan lỗ trên xương hàm để cấy trụ implant. Toàn bộ quy trình đặt implant được thực hiện hoàn toàn trong phòng vô trùng nhằm đảm bảo an toàn cho khi cấy ghép.

Bước 5: Đánh giá và kiểm tra lực tác động lên implant

Nhằm đảm bảo chiếc răng sau khi phục hình thực hiện tốt chức năng ăn nhai. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chụp phim toàn cảnh và phim sọ nghiêng tiên tiến để kiểm tra lại. Từ kết quả có được bác sĩ sẽ xem xét thử implant được cấy ghép có chắc chắn không đồng thời kiểm tra lực tác động lên implant và răng sứ khi nhai có đảm bảo chắc chắn không nhằm khắc phục kịp thời.

4. Ưu điểm của phương pháp cấy Implant

- Không cần mài răng, lấy tủy răng như khi làm cầu răng

- Ngăn ngừa sự tiêu xương do mất xương

- Tránh những phiền toái của hàm giả tháo lắp (lỏng lẻo, vướng víu, chức năng nhai kém…)

- Giống như răng thật về mặt chức năng lẫn thẩm mỹ, lâu bền, thuận tiện, thoải mái.

Tuy nhiên giá thành lại khá đắt.

5. Cấy Implant có đau không?

 Vấn đề cấy Implant có đau không luôn là một trong số những mối quan tâm hàng đầu đối với những bệnh nhân có kế hoạch cấy implant răng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, việc thực hiện cấy ghép Implant không hề đau bởi vì trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ, đôi khi là gây tê toàn bộ. Khi quá trình cắm trụ titan cho răng diễn ra thì miệng của bạn chỉ có cảm giác tê cứng và không đau đớn. Nếu các bạn cảm thấy khó chịu hoặc quá sợ hãi thì bác sỹ sẽ kê thêm thuốc an thần nhẹ để bạn có thể thoải mái hơn khi ngồi trên ghế nha sỹ.



Khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức một chút nhưng yên tâm là bác sỹ sẽ kê một vài loại thuốc giảm đau cho bạn.

Bạn cũng có thể thấy tê nhức ở khu vực cấy implant cũng như xương hàm xung quanh. Khoan một lỗ vào xương hàm sẽ gây ra một số khó chịu trong khoảng một tuần. Tùy vào vị trí cấy ghép mà cơn đau có thể kéo dài đến hai má, cằm hoặc bên dưới mắt.

Tuy nhiên sự ê nhức này cũng chỉ giống như khi bạn thực hiện nhổ răng hoặc diệt tủy, nghĩa là trong mức có thể chịu đựng được nên bạn không cần quá sợ hãi về việc cấy răng Implant có đau không nhé!



Tags:
,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn