tạp trí phụ nữ và gia đình

Các phương pháp điều trị bệnh khô miệng hiệu quả

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Vào mỗi buổi sáng chúng ta thường hay khô miệng, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi nếu chúng ta uống bổ sung nước hoặc ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể bạn đang bị bệnh khô miệng. Vậy bệnh khô miệng là gì, nguyên nhân và cách điều trị trị như thế nào. Hãy cùng xem và tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

1- Khô miệng là gì?

Khô miệng, hay còn gọi là bệnh khô miệng là một triệu chứng phổ biến thường được gây ra bởi sự suy giảm về nước bọt hoặc một sự thay đổi về chất lượng của nước bọt. Không đủ để giữ cho miệng ẩm ướt, gây khó khăn cho việc ăn nhai cũng như trong giao tiếp.
moi-kho-nhu-sa-mac-benh-kho-mieng 1
Bệnh khô miệng
Vai trò của nước bọt
Nước bọt là một loại chất lỏng được tiết ra bởi khoang miệng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nước bọt cần thiết để giữ cho khoang miệng ẩm ướt và bôi trơn thực phẩm khi chúng ta ăn để việc nuốt được dễ dàng
  • Cung cấp các enzym tiêu hóa ban đầu, thúc đẩy sửa chữa mô mềm làm sạch khoang miệng.
  • Bảo vệ răng, miệng, cổ họng khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men và vius
  • Tạo điều kiện cảm giác hương vị của thức ăn
  • Chống sâu răng

2- Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh khô miệng

Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh khô miệng khác nhau, khô miệng xảy ra khi các tuyến nước bọt hoạt động không đủ để bôi trơn miệng. Có thể do các vấn đề bệnh lý cơ thể
  • Uống các loại thuốc kháng sinh
  • Khô miệng do bệnh tiểu đường
  • Điều trị ung thư làm tổn hại đến hệ thống thần kinh tuyến nước bọt
  • Mất nước cũng làm cho tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn
Khô miệng cũng có thể do thói quen như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thở bằng miệng…
moi-kho-nhu-sa-mac-benh-kho-mieng 3
Nguyên nhân gây nên bệnh khô miệng
Biểu hiện bệnh khô miệng
  • Cảm thấy khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đặc biệt là đồ ăn khô
  • Đau mỗi khi nói
  • Hay mất vị giác đặc biệt là lưỡi
  • Chảy máu, lở loét khoang miệng
  • Nẻ môi

3- Điều trị bệnh khô miệng như thế nào?

Để điều trị bệnh khô miệng cần dựa vào nguyên nhân gây nên khô miệng
  • Nếu khô miệng do sử dụng thuốc thì cần phải giảm liều lượng thuốc, hoặc sử dụng thuốc thay thế để khắc phục
  • Những bệnh nhân đang điều trị bệnh như ưng thư, tiểu đường… có thể sử dụng nước bọt nhân tạo để kích thích bôi trơn
  • Cơ thể mất nước nên uống bổ sung nước để giúp làm ẩm khoang miệng
moi-kho-nhu-sa-mac-benh-kho-mieng 2
Cung cấp bổ sung nước để tránh khô miệng
Chăm sóc răng miệng hàng ngày
  • Khô miệng nên tránh ăn những thực phẩm có tính axit cao vì chúng có nguy cơ làm sâu răng
  • Bổ sung các đồ ăn có hàm lượng nước cao như ra xanh, hoa quả
  • Không hút thuốc lá hay uống rượu bia
  • Không sử dụng những loại nước có chứa cồn vì chúng có thể làm ch miệng khô hơn
  • Giữ miệng ẩm ướt bằng cách uống nước thường xuyên

Những thông tin trên đây hy vọng có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh khô miệng. Để có thể xác định được chính xác bệnh đang ở mức độ nào thì cách tốt nhất nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể,

Tags:
, ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn